Tỷ lệ click chuột (click-through rate - CTR) là số lần click chuột của một trang web trong một khoảng thời gian nhất định được ghi nhận bởi các công cụ tìm kiếm. Vậy tỷ lệ click chuột CTR này ảnh hưởng thế nào tới thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm. Liệu Google có sử dụng tỷ lệ click chọn CRT trong việc sắp xếp thứ hạng trang Web không? Và bạn phải làm gì để tăng tỷ lệ CTR này?
Có một điều chắc chắn trong dịch vụ quảng cáo trả tiền của Google: Google sử dụng tỷ lệ click chuột để xếp thứ hạng trong các kết quả tìm kiếm mất phí. Càng nhiều người click vào một quảng cáo thì thứ hạng của nó lại càng được xếp cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Liệu Google có sử dụng phương thức này cho các tìm kiếm thông thường hay không ?
Tại sao lại phải tính đến tỷ lệ nhắp chuột CTR
Khi nghiên cứu 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên, thì người ta nhận thấy chúng đều có một phương thức giống nhau. Một lượng rất lớn người dùng sẽ chọn những kết quả tìm kiếm xuất hiện đầu tiên, một số khác sẽ chọn kết quả thứ hai, và ít người chọn kết quả nằm thứ 3, v.v.
Nhìn chung, việc phân bố tỷ lệ nhắp chọn trên các kết quả tìm kiếm khác nhau đều tương tự với mọi từ khóa. Ví dụ, đây là biểu đồ thống kê số lần nhắp chọn cho các kết quả tìm kiếm nằm ở vị trí thứ 1 cho đến thứ 10.
Hình 1: Tỷ lệ nhắp chuột bình thường cho 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên.
Chúng ta nhận thấy tỷ lệ click chọn giảm dần từ vị trí thứ 1 cho tới thứ 10. Số lượng người dùng thật sự có ý nghĩa trong 5 kết quả đầu tiên. Cần chú ý rằng vị trí đầu tiên ở trang thứ 2 (kết quả thứ 11 trong trường hợp chỉ hiển thị 10 kết quả/trang) sẽ lớn hơn tỷ lệ ứng với các vị trí cuối cùng của trang đầu tiên.
Còn nếu một trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nhưng lại nhận được tỷ lệ nhắp chọn bất thường thì Google sẽ dễ dàng xác định ra nó.
Hình 2: Tỷ lệ nhắp chuột bất thường của một trang trong top 10 kết quả tìm kiếm Google.
Trong ví dụ này, vị trí thứ 6 nhận được nhiều nhắp chọn hơn tỷ lệ trung bình tại vị trí này. Dường như trang Web ứng với vị trí thứ 6 này thu hút người dùng hơn.
Và như các bạn đã biết, Google luôn nỗ lực để trả về các kết quả tốt nhất, hữu ích nhất cho người dùng trong trang kết quả tìm kiếm. Bởi vậy nếu có nhiều người dùng nhắp chọn một kết quả, Google rất có thể sẽ đưa trang đó lên một vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Và khi làm như thế, thì Google đã xếp hạng cao hơn những Website hấp dẫn, thu hút, và người dùng sẽ hài lòng hơn với kết quả tìm kiếm.
Làm cách nào để có tỷ lệ CTR cao?
Như đã nói ở trên. Các bạn có thể thấy tỷ lệ click chuột cao hay thấp không phải chỉ do webmaster tối ưu kỹ thuật cho website mà do chính người dùng Google quyết định. Như vậy việc duy nhất để tăng tỷ lệ click chuột CTR là "tối ưu hóa" thông tin cung cấp tới người dùng (gọi là snipper) ở phần tiêu đề, cụ thể là ở thẻ meta description.
Làm cách nào để có tỷ lệ CTR cao?
Như đã nói ở trên. Các bạn có thể thấy tỷ lệ click chuột cao hay thấp không phải chỉ do webmaster tối ưu kỹ thuật cho website mà do chính người dùng Google quyết định. Như vậy việc duy nhất để tăng tỷ lệ click chuột CTR là "tối ưu hóa" thông tin cung cấp tới người dùng (gọi là snipper) ở phần tiêu đề, cụ thể là ở thẻ meta description.
Một Snipper được trích tối đa 70 chữ từ thẻ meta description trên kết quả Google
Một “snippet” Google là một đoạn trích dẫn của trang cho phép người dùng thấy được nội dung từ khóa tìm kiếm được in đậm và xuất hiện trong trang kết quả của Google. Sau đó họ sẽ quyết định lựa chọn trang nào có chứa thông tin bổ ích. Nói chung, người dùng sẽ lựa chọn một cách chủ định (và nhanh chóng) các trang được mô tả với từ khóa tìm kiếm trong văn bản.
Khi mà tiêu đề trang Web và phần mô tả càng rõ rảng, cuốn hút người dùng Google thì càng nhiều người sẽ lựa chọn chúng. Vô hình chung trang Web của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn. Vì vậy, đứng thứ hạng cao chưa phải là đủ mà bạn còn cần người dùng nhắp chọn vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa thông tin snipper bằng thẻ meta description cũng rất quan trọng, vì nếu không được tối ưu tốt, Google sẽ không đánh giá cao thông tin website của bạn và bỏ qua, không xếp hạng website đó. Sau đây là một số lời khuyên để tối ưu hóa thẻ meta description với Google:
Khi mà tiêu đề trang Web và phần mô tả càng rõ rảng, cuốn hút người dùng Google thì càng nhiều người sẽ lựa chọn chúng. Vô hình chung trang Web của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn. Vì vậy, đứng thứ hạng cao chưa phải là đủ mà bạn còn cần người dùng nhắp chọn vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa thông tin snipper bằng thẻ meta description cũng rất quan trọng, vì nếu không được tối ưu tốt, Google sẽ không đánh giá cao thông tin website của bạn và bỏ qua, không xếp hạng website đó. Sau đây là một số lời khuyên để tối ưu hóa thẻ meta description với Google:
- Tạo mỗi description khác nhau ở mỗi trang
- Các description phải chứa các thông tin quan trọng về trang web đó
- Lập trình tự động để tạo các mô tả (nhất là các trang tin tức)
- Nội dung mô tả phải có chất luợng (vì nó hiện ra ở trên kết quả Google với người dùng)
WEB MỸ THUẬT
Đăng nhận xét